Viêm tai giữa ở trẻ em bao lâu thì khỏi? Điều trị như thế nào?
1. Viêm tai giữa là gì?
Viêm tai giữa là một trong những bệnh lý về tai có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên phổ biến nhất là ở trẻ em. Đây là tình trạng tai giữa - khoảng trống chứa không khí nằm phía sau màng nhĩ bị viêm nhiễm do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Lúc này, trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng như sốt, đau tai, có dịch chảy ra từ trong tai, quấy khóc, bỏ ăn, ngủ không ngon giấc,… Một số trẻ còn bị nôn mửa, tiêu chảy và giảm khả năng nghe tạm thời.
Đối với những trẻ nhỏ chưa biết nói, trẻ sẽ liên tục giật mạnh tai. Kết hợp với dịch lỏng tích tụ bên trong tai sẽ gây nên áp lực lớn cho tai, có thể dẫn đến biến chứng thủng màng nhĩ. Chính vì vậy, nhiều ba mẹ không biết viêm tai giữa ở trẻ em bao lâu thì khỏi cũng như điều trị như thế nào để hạn chế biến chứng.
Trẻ em rất dễ bị viêm tai giữa do cấu trúc tai chưa hoàn chỉnh
2. Viêm tai giữa ở trẻ em bao lâu thì khỏi?
Thực tế, trẻ bị viêm tai giữa có thể tự khỏi nếu như hệ miễn dịch tốt. Vậy viêm tai giữa ở trẻ em bao lâu thì khỏi? Theo các bác sĩ, nếu ba mẹ biết cách chăm sóc và trẻ có sức đề kháng tốt thì viêm tai giữa ở trẻ sẽ tự khỏi sau 2 - 3 ngày mà không cần phải áp dụng các phương pháp điều trị.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp viêm tai giữa kéo dài với triệu chứng nhiễm trùng nặng như sưng tấy, đau nhiều, chảy dịch, ù tai, nghe kém,… thì trẻ cần được điều trị y khoa. Việc điều trị này nhằm mục đích khắc phục các triệu chứng bệnh cũng như ngăn ngừa nguy cơ tái phát.
3. Điều trị viêm tai giữa ở trẻ em như thế nào?
Ngoài thắc mắc viêm tai giữa ở trẻ em bao lâu thì khỏi, nhiều ba mẹ cũng rất quan tâm đến vấn đề điều trị viêm tai giữa ở trẻ em. Nói chung, khi trẻ bị viêm tai giữa, ba mẹ không cần quá lo lắng, quan trọng nhất là phát hiện sớm và tìm hiểu nguyên nhân do đâu.
Điều trị bằng thuốc
Nếu trẻ bị viêm tai giữa do virus có thể không cần điều trị, bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày như đã nói ở trên. Ngược lại, bệnh do vi khuẩn gây ra, trẻ phải dùng thuốc theo phác đồ điều trị của bác sĩ, cụ thể như sau.
- Thuốc giảm đau và thuốc chống viêm không steroid (NSAID).
- Thuốc kháng sinh đường uống.
- Nếu trẻ nôn hoặc không dùng được kháng sinh đường uống, có thể thay thế bằng kháng sinh đường tiêm (tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch).
Khi cho trẻ dùng thuốc, ba mẹ cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Thời gian dùng kháng sinh thông thường là 7 - 10 ngày, có trường hợp lâu hơn. Ba mẹ tuyệt đối không tự ý ngưng dùng thuốc, kể cả khi triệu chứng bệnh thuyên giảm
Trẻ có thể được chỉ định dùng thuốc khi điều trị viêm tai giữa
Điều trị bằng phẫu thuật
Phương pháp điều trị này được áp dụng trong trường hợp dùng thuốc không mang lại hiệu quả, dịch trong tai ứ đọng nhiều gây tắc vòi nhĩ. Lúc này, bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật đặt ống thông khí màng nhĩ để dịch tai chảy ra ngoài. Khi dịch tai không còn ứ đọng trong tai, bác sĩ sẽ tháo ống thông ra và màng nhĩ tự động lành lại.
3. Cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa
Biết được viêm tai giữa ở trẻ em bao lâu thì khỏi và điều trị như thế nào là chưa đủ, ba mẹ cần nắm được những lưu ý dưới đây trong khi chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa.
Vệ sinh tai sạch sẽ
Nếu tai trẻ bị chảy dịch nhiều, ba mẹ hãy chú ý vệ sinh tai thường xuyên bằng cách dùng tăm bông thấm nhẹ nhàng để loại bỏ dịch. Lưu ý là chỉ nên lau phần dịch ở bên ngoài vành tai, không đưa tăm bông sâu vào trong để tránh làm trẻ đau.
Ba mẹ hãy vệ sinh tai, mũi, miệng thường xuyên cho trẻ
Làm sạch miệng và mũi
Ngoài tai, ba mẹ cũng nên vệ sinh miệng và mũi cho trẻ. Đối với trẻ lớn, ba mẹ hướng dẫn trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý và thực hiện nhỏ mũi thường xuyên. Với trẻ nhỏ, ba mẹ hãy dùng rơ lưỡi để vệ sinh răng miệng cho bé.
Ăn thức ăn chín mềm
Khi bị viêm tai giữa, trẻ sẽ cảm thấy chán ăn, khó nhai, khó nuốt. Lúc này, thức ăn chín mềm hay thực phẩm nấu loãng là lựa chọn hàng đầu. Ba mẹ hãy cho bé ăn cháo, súp, canh,… để giảm hoạt động nhai, từ đó ít gây đau và khó chịu cho vùng tai.
Tư thế ngủ phù hợp
Khi trẻ bị viêm tai giữa, ba mẹ hãy cho trẻ ngủ ở tư thế nằm ngửa, tránh nằm nghiêng về phía tai bị đau. Đối với trẻ nhỏ còn bú, mẹ hãy bồng bé ở một góc nghiêng rồi cho bú, sau đó mới đặt bé xuống giường nằm ngủ.
Thận trọng khi dùng thuốc
Ba mẹ tuyệt đối không tự ý dùng thuốc để điều trị viêm tai giữa ở trẻ, nhất là thuốc giảm đau hạ sốt aspirin hay kháng sinh. Những loại thuốc này chỉ được sử dụng khi được bác sĩ kê đơn. Và nếu được bác sĩ kê đơn, ba mẹ phải dùng đúng liều, đúng thời gian để đảm bảo hiệu quả điều trị, tránh tác dụng phụ.
Ba mẹ hãy vệ sinh tai, mũi, miệng thường xuyên cho trẻ
Làm sạch miệng và mũi
Ngoài tai, ba mẹ cũng nên vệ sinh miệng và mũi cho trẻ. Đối với trẻ lớn, ba mẹ hướng dẫn trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý và thực hiện nhỏ mũi thường xuyên. Với trẻ nhỏ, ba mẹ hãy dùng rơ lưỡi để vệ sinh răng miệng cho bé.
Ăn thức ăn chín mềm
Khi bị viêm tai giữa, trẻ sẽ cảm thấy chán ăn, khó nhai, khó nuốt. Lúc này, thức ăn chín mềm hay thực phẩm nấu loãng là lựa chọn hàng đầu. Ba mẹ hãy cho bé ăn cháo, súp, canh,… để giảm hoạt động nhai, từ đó ít gây đau và khó chịu cho vùng tai.
Tư thế ngủ phù hợp
Khi trẻ bị viêm tai giữa, ba mẹ hãy cho trẻ ngủ ở tư thế nằm ngửa, tránh nằm nghiêng về phía tai bị đau. Đối với trẻ nhỏ còn bú, mẹ hãy bồng bé ở một góc nghiêng rồi cho bú, sau đó mới đặt bé xuống giường nằm ngủ.
Thận trọng khi dùng thuốc
Ba mẹ tuyệt đối không tự ý dùng thuốc để điều trị viêm tai giữa ở trẻ, nhất là thuốc giảm đau hạ sốt aspirin hay kháng sinh. Những loại thuốc này chỉ được sử dụng khi được bác sĩ kê đơn. Và nếu được bác sĩ kê đơn, ba mẹ phải dùng đúng liều, đúng thời gian để đảm bảo hiệu quả điều trị, tránh tác dụng phụ.
Nguồn: https://medlatec.vn/tin-tuc/viem-tai-giua-o-tre-em-bao-lau-thi-khoi-dieu-tri-nhu-the-nao