Phương pháp mới điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2: Kích thích não bộ có thể giảm đề kháng insulin?
Phương pháp mới điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2: Kích thích não bộ có thể giảm đề kháng insulin?
Với vấn đề nan giải là kháng insulin, bệnh tiểu đường tuýp 2 đã khiến không ít người cảm thấy nản lòng khi điều trị. Trong quá trình nghiên cứu phương pháp mới điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2, các nhà khoa học Hà Lan cho rằng kích thích não bộ có thể giảm kháng insulin.
Các nhà nghiên cứu tin rằng “kích thích sâu trong não” làm tăng hoạt động dopamine của bệnh nhân. Dopamine ở đây là một chất dẫn truyền thần kinh được biết đến với vai trò trong việc cảm nhận niềm vui và sự hài lòng.
Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng kích thích một phần cụ thể của não bộ có thể làm tăng hoạt tính của dopamine và giúp giảm sự đề kháng insulin ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Vấn đề nan giải của bệnh tiểu đường tuýp 2
Một trong những vấn đề nan giải nhất của bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 đó chính là kháng insulin. Tình trạng kháng insulin gây tăng đường huyết, tăng nguy cơ rối loạn chuyển hóa chất béo và là nguyên nhân chính dẫn tới sự phát triển của bệnh tiểu đường tuýp 2.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 tiến triển khi cơ thể của người bệnh phải tăng cường sản xuất lượng insulin để đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể, hoặc khi cơ thể của họ không thể sử dụng đúng insulin mà nó tạo ra.
Kháng insulin là kết quả của một sự kết hợp phức tạp của di truyền học, thói quen dinh dưỡng kém, lối sống không vận động, và đôi khi tăng cân không kiểm soát được. Điều này làm tăng nhu cầu insulin của cơ thể, làm cho lượng đường trong máu khó kiểm soát hơn.
Để giải quyết vấn đề nan giải kháng insulin, rất nhiều nhà khoa học đã vào cuộc cùng các bác sĩ. Trong khi đang điều trị một người đàn ông 53 tuổi bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế bằng cách kích thích mô não qua các điện cực cấy ghép, một nhóm các bác sĩ người Hà Lan đã tình cờ tìm ra phương pháp mới điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2.
Nghiên cứu này cho thấy rằng việc tăng cường hoạt tính dopamine giúp cải thiện khả năng xử lý đường của cơ thể đã mở ra một hy vọng về một giải pháp mới cho vấn đề kháng insulin.
Giải pháp mới cho vấn đề kháng insulin
Mireille Serlie, một nhà nội tiết học tại Trung tâm Y khoa Học thuật ở Hà Lan, đã tiến hành một thử nghiệm để so sánh với kết quả của bệnh nhân 53 tuổi. Cô đã cho 10 người đàn ông khỏe mạnh một loại thuốc làm giảm mức độ dopamine của họ cũng như sự nhạy cảm của họ với insulin.
Các nhà nghiên cứu cũng sử dụng một thiết bị laser để kích thích thêm hoạt động của tế bào sống, khiến cho các tế bào não giải phóng dopamine nhiều hơn. Điều đó dẫn đến tỷ lệ hấp thụ và sử dụng glucose một cách chính xác. Kết quả cho thấy rằng tín hiệu dopamine đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa glucose tổng thể.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng kích thích trí não để giải phóng dopamine không thể ứng dụng thành một phương pháp điều trị phù hợp với tất cả bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Bởi vì lượng insulin của bệnh nhân có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
Hơn nữa, nếu chức năng tế bào beta của một bệnh nhân quá tệ, nồng độ dopamine tăng có thể chỉ ảnh hưởng rất ít đến khả năng xử lý glucose của cơ thể.
Vì vậy, kích thích não bộ không thực sự là một giải pháp triệt để cho việc điều trị tiểu đường tuýp 2. Liệu có giải pháp nào giúp bạn giảm đề kháng insulin và ổn định đường huyết một cách tự nhiên?
Giảm kháng insulin một cách tự nhiên
Trong khi chờ đợi các phương pháp mới điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 triệt để hơn, bạn vẫn có thể giảm kháng insulin và ổn định đường huyết bằng các cách tự nhiên sau đây:
1. Ăn uống lành mạnh: Các nhà khoa học cho biết rằng chất xơ hòa tan có tác dụng tăng độ nhạy cảm insulin giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường tuýp 2. Bạn nên bổ sung vào bữa ăn các thực phẩm chứa nhiều chất xơ hòa tan như đậu, bột yến mạch, hạt lanh hoặc trái cây, rau củ quả và một số gia vị như gừng, tỏi, quế, nghệ… Bên cạnh đó, hãy uống nhiều trà xanh và hạn chế thêm quá nhiều đường vào thức uống.
2. Ngủ đủ giấc: Bạn nên thu xếp mọi việc để có thể ngủ đủ và sâu giấc. Bạn đừng cố ngủ bù vào ngày hôm sau vì điều này cũng không tốt cho sức khỏe của bạn.
3. Tập thể dục điều độ: Bạn hãy thường xuyên luyện tập thể dục và rèn luyện sức đề kháng cho cơ thể nhằm giúp tăng độ nhạy cảm insulin.
4. Bổ sung các khoáng chất tự nhiên: Bạn hãy bổ sung các khoáng chất cần thiết giúp tăng độ nhạy cảm insulin như crôm, berberine, magiê, resveratrol…
5. Học cách kiểm soát stress: Bạn có thể giúp đầu óc thư giãn bằng một số hoạt động như tập yoga, ngồi thiền… Bạn cũng có thể chọn cách đi du lịch hay trò chuyện cùng bạn bè vì khi căng thẳng quá mức sẽ làm tăng đề kháng insulin khiến bệnh tiểu đường tuýp 2 trở nên trầm trọng hơn.
Mặc dù phương pháp mới điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 đã mở ra hy vọng giải quyết vấn đề kháng insulin, song cho đến hiện tại vẫn chưa phải là một lựa chọn tối ưu. Vì thế, bạn cần thay đổi các thói quen sống lành mạnh kết hợp với điều trị theo chỉ định của bác sĩ để giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn nhé.
Nguồn: Sưu tầm.