Ngành Dược

A. NGÀNH DƯỢC

Ngành Dược là ngành đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, thực trạng nguồn nhân lực ngành dược hiện nay là thiếu ở hầu hết các loại trình độ. Phân bổ nhân lực ngành dược không đồng đều giữa các vùng miền và các lĩnh vực.

 

Phân loại vị trí Dược sĩ trong lĩnh vực Dược:

1. Công nhân Dược: làm việc trong các xí nghiệp, nhà máy Dược phẩm, lao động kỹ thuật hoặc làm trong dây truyển sản xuất và cung ứng vật tư thiết bị.

2. Dược tá (Dược sơ cấp): có thể làm việc trong các xí nghiệp như công nhân, cũng có thể giúp việc cho Dược sĩ, cấp thuốc ở khoa Dược trong bệnh viện.

3. Dược sĩ trung học: Được phép tham gia làm việc ở tất cả các lĩnh vực khác nhau của ngành Dược với vai trò là trợ lý của Dược sĩ Đại học. Khởi đầu từ một dược sĩ trung học, bạn hoàn toàn có thể tự học hỏi, rèn luyện kiến thức và theo học để trở thành Dược sĩ Đại học.

4. Dược sĩ đại học: bạn có thể tham gia vào toàn bộ thế giới rộng lớn của ngành Dược, khi đã là Dược sĩ đại học thì cơ hội chọn công việc của bạn vô cùng phong phú, lĩnh vực chủ yếu:

  • Quản lý nhà nước về Dược: Làm việc trong lĩnh vực quản lý nhà nước về Dược, nghĩa là bạn đang chịu trách nhiệm quản lý sự vận hành của cả hệ thống ngành Dược của đất nước. Để làm việc trong lĩnh vực này ngoài kiến thức chuyên môn trong ngành Dược, bạn còn phải trang bị cho mình nhiều kỹ năng khác tùy thuộc vào vị trí cụ thể.
  • Nghiên cứu Dược phẩm: Đây là lĩnh vực rất tốt để bạn cống hiến sức lực và trí tuệ như:
    +  Tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc: cây cỏ, hóa chất ...
    + Bào chế: từ nguyên liệu làm thành chế phẩm thuốc đật tiêu chuẩn chất lượng.
    + Nghiên cứu tác dụng của thuốc mới: dược lý, sinh lý, độc tính ...
    + Động dược học: nghiên cứu sự hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ của thuốc trong cơ thể ...
    + Sinh Dược học: nghiên cứu ảnh hưởng của những yếu tố trong con người đến tác dụng của thuốc ...
  • Sản xuất thuốc (Đông dược và Tân dược): Tình trạng thừa thầy thiếu thợ đang diễn ra phổ biến ở nước ta. Hiện tại thuốc nhập khẩu đang chiếm ưu thế tại nước ta với giá cả rất cao. Vì vậy lĩnh vực sản xuất thuốc mang nhãn hiệu "made in ViệtNam" với giá cả hợp với túi tiền người dân nước đang ngày càng được quan tâm đầu tư.
  • Phân bố lưu thông thuốc:  đây là khâu thiết yếu để thuốc  có thể đến tay mọi người trong xã hội, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Quy trình phân phối thuốc hiện nay được thực hiện từ Trung ương đến địa phương và tới từng người bệnh. Nếu bạn là người có một chút "máu kinh doanh" thì đây chắc chắn là một lĩnh vực hấp dẫn với bạn. Nhưng bạn đừng quên, trong nghề Dược là một dược sĩ chân chính thì " Y đức phải được đặt lên hàng đầu"

 

B. NGÀNH Y SĨ ĐA KHOA

Y sĩ có trách nhiệm xử lý rất nhiều các nhiệm vụ hành chánh văn phòng đi kèm với một văn phòng y tế bận rộn. Trả lời các cuộc điện thoại hằng ngày, cập nhật thông tin bệnh nhân  và các cuộc hẹn chỉ là một phần trong những trách nhiệm của một y sĩ. Theo dõi những diễn biến trong khu vực làm việc và xử lý những tình huống xảy ra là nhiệm vụ hằng ngày của một y sĩ


Y sĩ có phân chia thành 2 cấp độ: y sĩ chưa được cấp phép hành nghề và y sĩ có đăng ký hành nghề

Với y sĩ chưa đăng ký sẽ làm việc dưới sự giám sát liên tục của bác sỹ, điều dưỡng. Hầu hết các nhiệm vụ của y sĩ chưa đăng ký là các nhiệm vụ hành chánh văn thư: làm hồ sơ xuất nhập viện cho bệnh nhân, gọi điện thoại lên cuộc hẹn..

Với y sĩ đã được cấp phép hành nghề nhiệm vụ sẽ bao gồm các chuyên môn lâm sàng như: đo chỉ số sinh tồn, tiến hành các tiểu phẫu, thực hiện quá trình lấy máu bệnh nhân cho các xét nghiệm trong một số trường hợp y sĩ có giấy phép đăng ký được phép thực hiện các xét nghiệm chuẩn đoán điện tâm đồ cho bệnh nhân.

* Các công việc của Y sĩ

1. Khám và chữa bệnh thông thường trong phạm vi quy định của phân tuyến kỹ thuật.

2. Trợ giúp Bác sỹ trong khám, chữa bệnh và thực hiện các kỹ thuật chăm sóc người bệnh tại Trạm Y tế.

3. Phát hiện và xử trí ban đầu một số bệnh cấp cứu và các vết thương thông thường.

4. Tham gia sơ cứu các tai nạn và thảm họa xảy ra tại địa phương.

5. Biết được những kiến thức cơ bản về chẩn đoán, điều trị các bệnh thường gặp theo y học cổ truyền (YHCT),  phương pháp điều trị những bệnh thông thường bằng YHCT tại tuyến cơ sở, bằng thuốc nam, châm cứu, xoa bóp và tập luyện dưỡng sinh.

6. Hướng dẫn nhân dân sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.

7. Tham gia các hoạt động chuyên môn, tư vấn và cung cấp các dịch vụ về sức khoẻ sinh sản và Dân số – Kế hoạch hoá gia đình.

8. Hướng dẫn và tư vấn cho nhân dân thực hiện vệ sinh phòng bệnh.

9. Chăm sóc và hướng dẫn phục hồi chức năng cho người bị tàn tật, thương tật tại cộng đồng.

10. Phát hiện sớm các nguy cơ gây bệnh, gây dịch tại cộng đồng; đề xuất và tham gia các biện pháp giải quyết; báo cáo kịp thời khi có dịch.

11. Quản lý, theo dõi, chăm sóc các bệnh nhân mắc bệnh xã hội, bệnh mạn tính tại cơ sở y tế, tại nhà.

12. Tham gia  lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng, gia đình và cá nhân tại địa phương.

13. Tham gia công tác truyền thông, giáo dục sức khoẻ, tư vấn cho các cá nhân, gia đình và cộng đồng về các vấn đề sức khoẻ.

14. Thực hiện các chương trình y tế tại địa phương.

15. Tham gia hướng dẫn, huấn luyện nhân viên, học sinh y tế thực tập tại đơn vị.

16. Tham gia công tác hành chính, quản lý và bảo quản thuốc, dụng cụ, trang thiết bị y tế của Trạm y tế.

17. Thực hiện Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân và các quy định về chuyên môn của Bộ Y tế.

Lợi ích từ nghề Y sĩ

Y sĩ là cán bộ Y tế quan trọng hệ thống ngành y với chức năng, nhiệm vụ trợ giúp Bác sỹ trong khám, chữa bệnh và thực hiện các kỹ thuật chăm sóc người bệnh tại Trạm Y tế, Trung tâm Y tế, Phòng khám, Bệnh viện một cách tích cực.


C. NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG

Cử nhân ngành Điều dưỡng sau khi ra Trường công tác tại các cơ sở y tế, các bệnh viện Trung ương, địa phương, các bệnh viện Quốc tế ở Việt Nam. 
* Ngoài ra Cử nhân Điều dưỡng còn làm các công việc sau:          
- Giúp bệnh nhân trong luyện tập phục hồi chức năng, động viên người bệnh về mặt tinh thần để người bệnh yên tâm điều trị, hướng dẫn bệnh nhân và người thân cách tự chăm sóc sức khỏe.


- Tích cực phổ biến kiến thức về phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho bệnh nhân và thân nhân của người bệnh.

- Ghi cập nhật sổ đăng kí người bệnh vào viện, chuyển khoa, chuyển viện, ra viện và tử vong. Bảo quản bệnh án, sổ, ấn chỉ và tài liệu trong khoa.

- Quản lí thuốc dùng hàng ngày cho người bệnh trong khoa, tổng hợp thuốc dùng hàng ngày theo y lệnh và viết phiếu lĩnh thuốc để trình trưởng khoa duyệt.

- Lĩnh thuốc và bàn giao thuốc hàng ngày để y sĩ chăm sóc thực hiện cho từng người bệnh theo y lệnh. Kiểm tra sử dụng thuốc trực hàng ngày và bổ sung thuốc trực theo cơ số quy định.

- Thu hồi thuốc thừa để trả lại khoa dược theo quy chế sử dụng thuốc. Tổng hợp thuốc đã dùng cho một người bệnh trước lúc ra viện.

- Lĩnh dụng cụ y tế, văn phòng phẩm. Lập sổ theo dõi và cấp phát để sử dụng theo kế hoạch của Trưởng Khoa.


Chia sẻFacebook! Twitter! Zingme!