Đột quỵ ở phụ nữ sau sinh: Dấu hiệu, điều trị và khả năng phục hồi?
Tình trạng đột quỵ ở phụ nữ sau sinh rất hiếm gặp, nhưng chúng ta không nên chủ quan, vì nó sẽ để lại nhiều hệ lụy nguy hiểm. Vậy có thể phòng ngừa bệnh bằng cách nào? BS.CK1 Nguyễn Lệ Quyên - Bệnh viện Từ Dũ chia sẻ về vấn đề này.
1. Đột quỵ sau khi sinh có phổ biến không?
BS.CK1 Nguyễn Lệ Quyên:
Hiện nay trên thông tin đại chúng có nhiều phương tiện nói về đột quỵ. Nên các mẹ bầu lo lắng mình có bị đột quỵ cao hơn người thường hay không.Chúng ta hiểu phụ nữ trong giai đoạn mang thai rất quan trọng vì cần bảo đảm sức khỏe cho cả mẹ và em bé. Trong suốt thời gian mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ có nhiều thay đổi, tử cung rất nhỏ nhưng có thể chứa được một em bé cân nặng từ 3 đến 4 kg. Ngoài ra, còn có các thay đổi khác như thể tích máu trong cơ thể, da dẻ và tâm sinh lý của phụ nữ.
Giai đoạn người phụ nữ sinh con là giai đoạn mất máu rất cao. Trong suốt giai đoạn mang thai, yếu tố sắt vô cùng quan trọng để tích trữ cho quá trình sinh nở. Khả năng đông máu của phụ nữ cũng có sự thay đổi, nó sẽ có sự tăng đông. Nói nôm na là sẽ dễ đông máu hơn để đảm bảo cuộc sinh con xảy ra sẽ cầm máu tốt. Tuy nhiên, quá trình tăng đông cũng gây ra quá trình tăng huyết khối.
Chúng ta hiểu rằng từ một cục huyết khối có thể gây ra nhiều bệnh lý khác nhau như huyết khối tĩnh mạch chi. Có một số trường hợp khác như thuyên tắc phổi, cục máu đông đi vào phổi gây thuyên tắc cũng rất nguy hiểm. Nguy hiểm nhất là cục huyết khối đi đến vùng não dẫn đến đột quỵ.
Tuy nhiên, tỷ lệ đột quỵ trong thai kỳ thấp, nên các chị em không cần quá lo lắng. Vì nguy cơ có nghĩa là có khả năng gặp không phải chắc chắn sẽ gặp phải. Chúng ta cần biết cách phòng ngừa và biết được triệu chứng sớm để khi mắc bệnh sẽ điều trị được ngay.
2. Thời gian đột quỵ có thể xảy ra sau sinh?
BS.CK1 Nguyễn Lệ Quyên:
Xét về góc độ sản phụ khoa, chúng ta nhắc đến vấn đề huyết khối nhiều hơn. Tùy theo vị trí huyết khối, nếu huyết khối nằm ở não nó sẽ gây đột quỵ. Nếu huyết khối nằm ở phổi, sẽ dẫn đến thuyên tắc phổi.
Một số phụ nữ bị huyết khối trước khi mang thai, thì cần điều trị trước giai đoạn mang thai. Hoặc trong giai đoạn mang thai phụ nữ cần khám thai đầy đủ để biết được chúng ta có gặp vấn đề đông máu hay không. Sau khi sinh mổ, nhiều phụ nữ rất sợ cử động vì vết thương sau mổ rất đau. Họ có thói quen nằm lâu, nhưng nếu nằm lâu là yếu tố tăng nguy cơ huyết khối, tăng huyết khối sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Vì vậy, các bác sĩ sản phụ khoa thường khuyên các phụ nữ sau khi sinh nên vận động sớm. Có thể phụ nữ sẽ không vận động sau 12 tiếng sinh nhưng họ cần vận động 24 giờ sau sinh. Họ có thể nhờ người thân hỗ trợ vận động. Vận động sẽ giúp sản dịch thoát dễ hơn, huyết khối khó thành lập hơn vì có sự vận động lưu thông máu huyết tốt hơn.
Thời gian phụ nữ bị đột quỵ xảy ra 1 tuần sau khi sinh, đặc biệt khi phụ nữ nằm lâu trên giường.
3. Có phải bà mẹ mang bầu thấy khoẻ mạnh là an toàn không?
BS.CK1 Nguyễn Lệ Quyên:
Khái niệm mẹ bầu khỏe mạnh rất khó nói, nhiều phụ nữ thấy mình khỏe nhưng không kiểm tra mình có vấn đề gì khác hay không. Chúng ta hiểu phụ nữ mang thai đã là yếu tố nguy cơ vì máu có sự thay đổi. Phụ nữ có thai khó có thể tránh khỏi điều đó, chúng ta cần lưu ý mình có bất thường gì hay không để được can thiệp kịp thời.
4. Phụ nữ sau sinh có cần tầm soát đột quỵ hay không?
BS.CK1 Nguyễn Lệ Quyên:
Sau khi sinh, phụ nữ nên đi tầm soát đột quỵ. Hiện nay, phụ nữ sau khi sinh con họ thường tập trung 100% đến việc chăm sóc con nên thời gian đi tầm soát rất khó.
Thời điểm tái khám nên là 6 tuần sau khi sinh vì cơ thể thay đổi, người phụ nữ đó trở về như bình thường. Đây là thời điểm thích hợp để phụ nữ đi khám dù không có triệu chứng gì.
Trong khoảng thời gian đó khi chị em phụ nữ có dấu hiệu bất thường ví dụ như đau đầu kéo dài, nặng hơn có thể bị co giật, lo lắng bất thường thì nên đi khám sớm. Nếu chúng ta gặp những dấu hiệu nặng hơn của đột quỵ như yếu liệt chi, co giật thì nên đi khám ngay.
Nhận biết các dấu hiệu sớm sẽ giúp phụ nữ sau sinh phòng ngừa được đột quỵ xảy ra.
5. Dấu hiệu nhận biết phụ nữ bị đột quỵ sau sinh
BS.CK1 Nguyễn Lệ Quyên:
Triệu chứng đột quỵ có thể xảy ra từ nhẹ đến nặng. Một số phụ nữ gặp triệu chứng đau đầu thoáng qua. Một số chị em nặng hơn, cảm thấy co giật. Một số phụ nữ bị yếu liệt chi sau cơn co giật.
Nếu chúng ta thấy mình có dấu hiệu bất thường như đau một bên chân sau khi sinh hay mổ, chúng ta cần đi khám vì có cục huyết khối. Nếu đi khám sớm, chúng ta sẽ phát hiện ra cục huyết khối và tránh huyết khối di chuyển đến chỗ khác.
6. Điều trị đột quỵ ở phụ nữ sau khi sinh khác gì so với điều trị đột quỵ bình thường?
BS.CK1 Nguyễn Lệ Quyên:
Thông thường trong quá trình điều trị đột quỵ, chúng ta cần biết thời điểm nào cần đến bệnh viện ngay. Khi phát hiện được dấu hiệu bất thường, chị em phụ nữ cần được đưa ngay đến bệnh viện. Trong quá trình điều trị đột quỵ sau khi sinh, các bác sĩ chuyên khoa và sản phụ khoa kết hợp với bác sĩ nội khoa để đưa ra phương pháp điều trị.
Sau sinh thường hay sau mổ, các sản phụ vẫn còn nguy cơ băng huyết. Sau khi mổ trong 7 ngày đầu, chúng ta vẫn có nguy cơ băng huyết. Nó cũng tùy thuộc vào mức độ của đột quỵ, chúng ta sẽ dùng thuốc để làm tan cục máu đông làm tăng nguy cơ băng huyết hơn, chảy máu hơn. Khi điều trị đột quỵ ở phụ nữ đang mang thai hoặc sau sinh, mổ thường sẽ có sự tư vấn kỹ giữa bác sĩ nội khoa và bác sĩ sản phụ khoa.
7. Khả năng tái phát đột quỵ ở phụ nữ sau sinh cao không?
BS.CK1 Nguyễn Lệ Quyên:
Khả năng tái phát ở phụ nữ sau sinh còn tùy thuộc vào còn yếu tố nguy cơ hay không. Ví dụ, một số chị em phụ nữ đã có những bệnh lý như kháng photpho lipid hoặc tăng huyết áp trước đó,...
Những người phụ nữ mang thai bị tiền sản vật dễ bị đột quỵ gấp 9 lần so với phụ nữ không bị tiền sản vật khi mang thai. Vì vậy, chúng ta lưu ý những yếu tố nguy cơ đó. Hút thuốc lá cũng là yếu tố của đột quỵ. Nếu yếu tố nguy cơ còn, chúng ta sẽ có nguy cơ bị đột quỵ trở lại.
Theo Trọng Dy - benhdotquy.net