CHƯƠNG TRÌNH NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG

CHƯƠNG TRÌNH NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG

  1. I. TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH

Điều dưỡng là một chuyên ngành trong hệ thống đào tạo nhân lực y tế. Có nhiệm vụ bảo vệ, tối ưu hóa về sức khỏe, dữ phòng bệnh và chấn thương. Điều dưỡng cũng thực hiện nhiệm vụ xoa dịu nỗi đau qua chẩn đoán và điều trị nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu chăm sóc sức khỏe cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội.

Khi học ngành Điều dưỡng, người học sẽ được trang bị các kiến thức nền tảng và chuyên sâu về khoa học xã hội, khoa học sức khỏe và Điều dưỡng. Cũng như sẽ được trau dồi khả năng phân tích, kỹ năng ra quyết định và áp dunnjg học thuyết Điều dưỡng, chẩn đoán Điều dưỡng, quy trình kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, kỹ thuật điều dưỡng chuyên khoa vào công tác duy trì và cải thiện điều kiện sống để bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe con người.

Ngày nay, Điều dưỡng là một nghề nghiệp độc lập, cùng cộng tác với các bác sĩ, dược sỹ, kỹ thuật viên và các thành phần trong hệ thống y tế để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội, người làm nghề điều dưỡng gọi là điều dưỡng viên.

  1. II. MỰC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Chương trình đào tạo người Điều dưỡng trình độ Cao đẳng có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân; Có kiến thức vững vàng về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học chuyên ngành về khối ngành khoa học sức khỏe và ngành Điều dưỡng; Nắm vững nguyên tắc thực hành và chuẩn năng lực thực hành Điều dưỡng Việt Nam trong việc chăm sóc người bệnh, trong công tác quản lý điều dưỡng và và hành nghề Điều dưỡng. Có năng lực thực hành chăm sóc, biết đánh giá tình trạng sức khỏe và bệnh tật của cá nhân, gia đình và cộng đồng. Trung thực, khách quan, thận trọng, ý thức làm việc hiệu quả trong thực hành nghề nghiệp, chân thành hợp tác với đồng nghiệp.

  1. III. TRIỂN VỌNG NGHỀ NGHIỆP

Điều dưỡng là nghề quan trọng không thể thiếu trong hệ thống ngành y tế và là ngành nghề góp phần nâng cao sức khỏe, chất lượng cuộc sống của con người.

Theo Bộ Y tế, nhân lực ngành điều Điều dưỡng ở Việt Nam đang ở mức thấp nhất khu vực Đông Nam Á. Nếu tổ chức y tế Thế giới khuyến cáo 1 bác sĩ cần 4 Điều dưỡng thì ở nước ta tỉ lệ này chỉ là 1 bác sĩ có 1,5 Điều dưỡng. Số lượng cán bộ y tế ngành Điều dưỡng trình độ cao đẳng, đạ học chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của các cơ sở y tế, bệnh viện. Điều đó chứng tỏ cơ hội việc làm và phát triền nghề nghiệp của ngành Điều dưỡng hiện nay rất nhiều.

Sau khi tốt nghiệp, người Điều dưỡng ở trình độ Cao đẳng có đủ khả năng làm việc tại các cở sở khám chữa bệnh ở các tuyến Trung ương, Thành phố, Huyện, cộng đồng và các cơ sở đào tạo càn bộ y tế. Và tiếp tục học tập nâng cao trình độ lên các cấp học cao hơn: Cử nhân, Thạc sĩ, Chuyên Khoa I, II, Điều dưỡng, Tiến sĩ Điều dưỡng.

  1. IV. CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH
    1. 1. Khối kiến thức Giáo dục đại cương

    1)    Chính trị 1

    2)    Chính trị 2

    3)    Pháp luật đại cương

    4)    Tin học đại cương

    5)    Tiếng Anh căn bản

    6)    Giáo dục thể chất

    7)    Giáo dục Quốc phòng- An ninh





  1. 2. Khối kiến thức cơ sở ngành

    1)     Định hướng ngành

    2)     Xác suất thống kê y học

    3)     Tiếng Anh chuyên ngành

    4)     Sinh học và di truyền

    5)     Vật lý- lý sinh

    6)     Hóa sinh- LT

    7)     Hóa sinh – TH

    8)     Vi sinh- Ký sinh trùng

    9)     Giải phẫu sinh lý

    10)Sinh lý bệnh

    11)Dược lý

    12)Dinh dưỡng- Tiết chế

    13)Điều dưỡng cở sở 1-LT

    14)Điều dưỡng cở sở 1- TH

    15)Điều dưỡng cở sở 2- LT

    16)Điều dưỡng cở sở 2- TH

    17)Sức khỏe môi trường- Nâng cao sức khỏe và hành vi con người

    18)Dịch tễ và các bệnh truyền nhiễm

    19)Pháp luật- Tổ chức y tế- Chương trình y tế quốc gia

    20)Tâm lý- Y đức


  2. 3. Khối kiến thức chuyên ngành

1)      Kỹ năng giao tiếp và giáo dục sức khỏe trong thực hành Điều dưỡng

2)      Kiểm soát nhiễm khuẩn trong thực hành Điều dưỡng

3)      CSSK  người bệnh Nội khoa 1

4)      CSSK  người bệnh Nội khoa 2

5)      CSSK  người bệnh Ngoại khoa 1

6)      CSSK  người bệnh Ngoại khoa 2

7)      Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

8)      Chăm sóc sức khỏe tâm thần

9)      Chăm sóc sức khỏe trẻ em 1

10)  Chắm sóc sức khỏe trẻ em 2

11)  Chăm sóc sức khỏe phụ nữ, bà mẹ và gia đình 1

12)  Chăm sóc sức khỏe phụ nữ, bà mẹ và gia đình 2

13)  Chăm sóc sức khỏe người bệnh truyền nhiễm 1

14)  Chăm sóc sức khỏe người bệnh truyền nhiễm 2

15)  Y học cổ truyền

16)  Phục hồi chức năng

17)  Chăm sóc sức khỏe cộng đồng 1

18)  Chăm sóc sức khỏe cộng đồng 2

19)  Phương pháp nghiên cứu khoa học

20)  Quản lý điều dưỡng

21)  Thực tập tốt nghiệp

22)  Khóa luận tốt nghiệp/ Thi tốt nghiệp












Nguồn: https://daihoctantrao.edu.vn/tin-tuc/kiem-tra-thuc-hanh-lam-sang-doi-voi-sinh-vien-dieu-duong-thuc-tap-nam-2022!-3576.html



Nguồn: https://caodangcongngheyduocvietnam.edu.vn/


Chia sẻFacebook! Twitter! Zingme!