“8 nguyên tác vàng” đề phòng và bảo vệ thận
Theo báo cáo của Bệnh viện Bạch Ma tại buổi lễ kỷ niệm “Ngày Thận Thế giới” (12/3), hiện nay có tới 6.73% dân số Việt Nam mắc bệnh thận, trong đó, những bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối cần lọc máu chiếm 0.09% dân số, và chỉ 10% trong số đó được lọc máu, 90% đều tử vong.
Thống kê của Hội Thận học Thế giới cho thấy, trên thế giới có hơn 500 triệu người đang có vấn đề bệnh lý mãn tính ở thận. Nguyên nhân chủ yếu là do các bệnh lý tại thận, tăng huyết áp và đái tháo đường.
Những người mắc bệnh thận mãn tính sẽ tiến triển dẫn đến suy thận mãn tính, làm mất chức năng thận và phải dùng các biện pháp điều trị thay thế thận như lọc máu, ghép thận. Trong khi đó, đây là bệnh có thể kiểm soát được nếu như người bệnh phát hiện bệnh sớm và điều trị đúng.
Được biết, khoa thận Bệnh viện Bạch Mai hiện đang ứng dụng các phương pháp lọc máu tối ưu như lọc phân tử trung bình: Thẩm tách siêu lọc máu; Lọc máu hàng ngày và kéo dài (ban đêm); Giảm viên nhiễm: Hòa hợp sinh học và dịch lọc siêu tinh khiết; Điều khiển khối lượng máu để siêu lọc tốt; Tin học hóa trong thiết kế và điều khiển, tập trung tăng cường kiểm soát giá thành.
Theo chia sẻ của TS. BS Nguyễn Hữu Dũng – Trưởng khoa Thận, Bệnh viện Bạch Mai thì: Thận giữ vai trò quan trọng cho cơ thể sống, càng ngày càng có nhiều người mắc phải căn bệnh này, tuy nhiên, nếu thực hiện tốt “8 nguyên tác vàng” đề phòng và giữ gìn thận khỏe, thì bệnh nhân có thể chữa khỏi”.
Các nguyên tắc bao gồm: (1) Hoạt động thể lực phù hợp; (2) Kiểm soát đường huyết; (3) Theo dõi huyết áp; (4) Chế độ ăn phù hợp và kiểm soát cân nặng; (5) Uống lượng nước thích hợp; (6) Không hút thuốc lá; (7) Dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ; (8) Kiểm tra chức năng thận nếu có yếu tố nguy cơ.
Bên cạnh đó, tuyệt đối không được dùng thuốc nam chữa bệnh thận, bởi trong thuốc nam có chứa kali. Đây là yếu tố làm người mắc bệnh thận càng thêm nặng. Khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, người dân nên đến viện để được khám, điều trị kịp thời.
Ảnh minh họa
Triệu chứng của bệnh suy thận
Dấu hiệu nhận biết triệu trứng suy thận là không rõ rệt, thường gặp là mất cảm giác ngon miệng, choáng váng và nôn.
Những triệu chứng này có thể xuất hiện khi mắc các bệnh: cảm cúm, ngộ độc thức ăn, thức ăn không hợp khẩu vị, thiếu chất đạm hay bị nhược cơ. Người cao tuổi, bị tiểu đường, tăng huyết áp hoặc gia đình có người bị bệnh thận là những yếu tố dễ bị suy thận.
Mệt mỏi, khó tập trung, giảm trí nhớ và mất ngủ… có thể do thiếu máu, do chức năng thận suy giảm nên không loại bỏ được các chất độc.
Có vị tanh trong miệng hoặc hơi thở hôi, choáng váng, buồn nôn, mất cảm giác ngon miệng, sợ ăn thịt, khó tập trung, bị ngứa.
Phù ở mặt, chân hoặc tay, khó thở, hụt hơi.
Đi tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường, nước tiểu có bọt hoặc bong bóng, đi tiểu ra máu.
Thiếu máu: mệt mỏi, yếu sức, luôn thấy lạnh, khó thở, lú lẫn…
Ngoài ra còn nhiều dấu hiệu xuất hiện ở bệnh nhân suy thận như: ngứa ngoài da, có thể là do hàm lượng phospho và canxi trong máu cao.
Ảnh minh họa
Các biện pháp phòng ngừa suy giảm chức năng thận
Theo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa thận đối với những người mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp hay trong gia đình có người mắc bệnh thận nên thường xuyên đi khám chuyên khoa tiết niệu. Qua các xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu và theo dõi huyết áp sẽ giúp họ kiểm soát hoạt động của thận chính xác và kịp thời. Để phòng bệnh thận, bảo vệ thận, tốt nhất là uống nhiều nước, ít nhất là 2 lít mỗi ngày.
Những người làm việc trong môi trường nóng nực, tập thể thao, lao động nặng nên uống nhiều hơn.
Cần thận trọng khi sử dụng các loại nước khoáng thiên nhiên vì trong nước này có các muối như canxi cacbonat khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành dạng canxi oxalat gây sỏi thận.
Ngoài ra một số thuốc như vitamin C nếu dùng liều cao kéo dài cũng có thể gây ra sỏi thận.
Không uống nhiều rượu và nên ăn các thức ăn có lợi như ít muối, ít chất béo, ăn nhiều cá, rau quả. Một số loại thức ăn ít muối như thực phẩm tươi, trái cây, củ hành, tiêu, chanh, gừng…
Không tự ý dùng thuốc bừa bãi, đặc biệt các loại thuốc nam.
Khám bác sĩ chuyên khoa thận học định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm. Khi khám thận cần chú ý kiểm tra huyết áp, nước tiểu, xét nghiệm máu.