Lịch sử ra đời và phát triển của Ô tô

Chiếc ôtô gắn bó mật thiết với đời sống con người đến mức chúng ta coi như một lẽ tự nhiên. Câu hỏi chúng ta sẽ như thế nào nếu không có ôtô hầu như không được đặt ra. Trong khi chiếc ôtô mới chỉ có lịch sử trên 200 năm và ngày càng trở nên hoàn thiện hơn, an toàn hơn, thông minh hơn để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của con người.


Chiếc xe ôtô được đăng ký bằng phát minh năm 1886.

Những chiếc ôtô đầu tiên

Trang sử ngành ôtô thế giới bắt đầu vào ngày 29/01/1886 khi Karl Benz (người Đức) nhận bằng sáng chế số DRP 37435 cho chiếc xe ba bánh gắn máy của ông. Tuy nhiên trước đó, chiếc xe có thể gọi là chiếc ôtô đầu tiên là chiếc Fardier của Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng Pháp, do Nicolas Joesph Cugnot phát minh vào năm 1771. Đây là một chiếc xe ba bánh, trang bị động cơ hơi nước tốc độ 2,3 dăm/giờ. Cỗ máy kồng kềnh này chưa bao giờ được sản xuất bởi nó quá chậm chạp và nặng nề so với một chiếc xe ngựa.


Chiếc Cugnot Fardier

Một người Pháp khác là Amedee Bollee đã cho ra đời một chiếc xe 12 chỗ, tuy động cơ có cải tiến hơn nhưng một lần nữa loại động cơ này chứng tỏ vẫn chưa phải là đối thủ của chiếc xe ngựa kéo! Tính khả thi của ôtô chỉ có được cho đến khi động cơ đốt trong ra đời.

Năm 1889 đã đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử ngành ôtô thế giới khi chiếc xe do Gottlied Daimler và Wilhelm Mayback phát minh được sản xuất tại Đức. Chiếc xe này được trang bị động cơ xăng 1,5 sức ngựa, hai xi lanh hộp số 4 tốc độ, và tốc độ tối đa 10 dặm một giờ. Cùng năm đó, người ta cũng chứng kiến sự ra đời của động cơ xăng cũng do một người Đức, Karl Benz phát minh. Ôtô với động cơ xăng do mới được sản xuất với số lượng rất ít tại Châu Âu và Châu Mỹ.


Xe "Velo" của Carl Benz, 1894, là xe được sản xuất hàng loạt đầu tiên.

Tuy không phải là đất nước phát minh ra ôtô nhưng Mỹ lại là miền đất cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp ôtô khi mà ở những năm cuối của thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 đã có đến 30 hãng sản xuất ôtô ở đất nước này, với nhiều thương hiệu nổi tiếng như: Ford, Chevrolet, Chresler, Cadillac, Dogde,…

Cùng với châu Âu và châu Mỹ, tại châu Á cũng có một đất nước nổi lên là Nhật Bản. Chiếc xe đầu tiên của Nhật Bản có tên Takkuri, do Uchiyama Komanosuke, kỹ sư ôtô đầu tiên của xứ mặt trời mọc sản xuất vào năm 1907. Tuy nhiên, số lượng ít, giá thành cao khiến xe Nhật không thể cạnh tranh được với xe nhập từ Mỹ.

Trong suốt chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật chỉ sản xuất ôtô phục vụ cho chiến tranh. Từ năm 1952, sự phát triển mới bắt đầu trở lại. Nhật Bản vươn lên mạnh mẽ với các hãng xe hàng đầu thế giới như Toyota, Honda, Nissan xuất khẩu. Sở dĩ xe Nhật được ưa chuộng rộng khắp bởi nhỏ gọn, ít tốn nhiên liệu, giá cả hợp lý và đặc biệt bền, ít trục trặc.


Chiếc Toyota đầu tiên ra đời năm 1936, ngày nay không còn phiên bản nào nguyên vẹn do bị tàn phá hoàn toàn trong Thế chiến II.

Đến thời điểm hiện nay, châu Á vẫn là nơi sản xuất nhiều ôtô trên thế giới nhất với sự nổi lên của Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan... Và xu hướng hiện nay, ngoài vấn đề tiết kiệm, chất lượng tốt thì người tiêu dùng còn hướng tới yếu tố thiết kế ấn tượng và tính tiện dụng cao. Vì thế sự cạnh tranh về mức giá dần mất ý nghĩa, thay vào đó là thỏa mãn và gợi mở nhu cầu khách hàng.

Xu hướng ô tô thông minh trong tương lai

Sau hơn 200 năm phát triển, những chiếc ôtô hiện đại đang dần trở nên thông minh hơn bao giờ hết. Chúng không chỉ được hoàn thiện về kiểu dáng mà còn được trang bị những tính năng thông minh nhất, giúp chiếc xe được an toàn hơn, trải nghiệm lái thú vị hơn và mang đến những tiện ích thiết thực phục vụ cho cuộc sống hiện đại của con người.

Một chiếc xe thông minh hơn là một chiếc xe an toàn hơn

Với những tính năng thông minh, không quá phức tạp như ra lệnh bằng giọng nói, tự động điều khiển nhạc, gọi điện thoại… đã mang lại những trải nghiệm lái xe thú vị. Việc tận hưởng đầy đủ các tiện ích giải trí trên xe đôi khi cũng có thể dẫn đến sự mất tập trung. Cùng với đó, công nghệ xe tự hành ngày càng phát huy tác dụng.

Những chiếc xe hơn hiện đại ngày nay có thể tự động giảm tốc độ nếu chúng nhận thấy tình hình giao thông có vấn đề, thậm chí sở hữu nhiều yếu tố tinh tế hơn như tính năng cảnh báo chệch làn đường, cảnh báo khi người lái xe có dấu hiệu mất tập trung hay dựa vào bản đồ để tự động giới hạn tốc độ tối đa theo từng cung đường.

Tất cả những tính năng kể trên, suy cho cùng thì vẫn nhằm mục đích đảm bảo sự an toàn cho con người, do đó có thể khẳng định rằng một chiếc xe càng thông minh thì sẽ càng an toàn và thân thiện với người dùng.


giàu kinh nghiệm. Những tính năng thông minh này đã được các nhà sản xuất xe hơi lớn trên thế giới áp dụng thực sự thành công.

Tự biết mình cần gì

Người lái sẽ cảm thấy “nhẹ đầu” hơn bao giờ hết bởi những công nghệ được trang bị trên những chiếc xe hiện đại. Ngày nay, hệ thống máy tính sẽ tự nhận biết tình trạng của xe, xem chiếc xe cần gì hay đang gặp vấn đề ra sao, rồi từ đó thông báo cho người lái. Bên cạnh đó, các tính năng thông minh cũng góp phần giúp cho việc duy trì, bảo trì xe trở nên đơn giản hơn, từ đó giúp chiếc xe bền bỉ hơn, đồng thời tiết kiệm chi phí bảo dưỡng xe.


Hệ thống máy tính sẽ tự nhận biết tình trạng của xe và thông báo với người lái.

Thông minh đi cùng tiện lợi

Những công ty công nghệ lớn hiện nay như Apple, Google không ngừng chau chuốt các tiện ích dành riêng cho xe hơi như CarPlay và Android Auto, giúp chiếc xe không chỉ là phương tiện đi lại, mà còn đóng vai trò như một người giúp việc mẫn cán. Một chiếc xe hơi có thể biến thành văn phòng làm việc hoặc giải trí. Những tính năng thông minh có thể giúp bạn theo dõi hiệu suất và lên kế hoạch bảo trì cho chiếc xe, trong khi vẫn cập nhật cho bạn về các sự kiện cũng như lịch trình sắp tới…

Một chiếc xe thông minh đi kèm nhiều tiện ích.

Hiện nay tất cả các nhà nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và sản xuất ôtô đang tập trung phát triển công nghệ theo ba xu hướng chính và sẽ gắn kết với nhau để tạo thành một khối cùng phát triển trong tương lai không xa. Đó là công nghệ thiết kế, chế tạo và sản xuất phần cứng hợp với thời đại; công nghệ phần mềm điều khiển thông minh và sử dụng trí tuệ nhân tạo; công nghệ kết nối và giao tiếp.

Cả ba hướng phát triển trên đều phục vụ cho một mục đích duy nhất là biến một chiếc xe từ phương tiện chuyên chở đơn thuần thành một “người bạn” thông minh có khả năng giao tiếp, kết nối với vạn vật xung quanh thông qua việc tích hợp trí thông minh nhân tạo để chiếc xe trở nên thông minh và an toàn hơn, hữu ích hơn với con người.

Nguồn: https://laodongcongdoan.vn/tong-quan-ve-chiec-oto-lich-su-ra-doi-va-phat-trien-20812.html


Chia sẻFacebook! Twitter! Zingme!